MỤC LỤC [Ẩn]
Đôi môi khô, nứt nẻ dễ khiến cho tổng thể gương mặt thiếu sự tươi tắn. Đặc biệt, vào thời tiết khô và lạnh, da môi càng dễ trở nên bong tróc tồi tệ hơn. Các nàng cần có phương pháp dưỡng môi tại nhà hiệu quả để cải thiện vấn đề trên. DHC sẽ bật mí với các cô gái 4 phương pháp trị khô môi hiệu quả và dễ thực hiện.
1. Nguyên nhân gây khô môi
- Thói quen liếm môi
Thói quen liếm môi được xem là nguyên nhân gây khô môi trực tiếp. Sở dĩ có thói quen đó do nhiều người lầm tưởng có thể làm ẩm môi. Việc này chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, thậm chí sau đó môi còn tệ hơn nhiều.
Thói quen liếm môi là thủ phạm khiến đôi môi khô ráp, thiếu sức sống
(Ảnh: gocsacdep.com)
Giải thích cho điều này, phó giáo sư da liễu khoa Y học của trường đại học George Washington (Mỹ), Adam Friedman cho biết trong nước bọt có chứa các enzym phá vỡ kết cấu chất béo và protein. Nhưng đây lại là 2 thành phần cơ bản hình thành đôi môi. Vì vậy, liếm môi sẽ làm môi khô hơn.
- Thiếu nước
Khi không được cấp đủ nước, da sẽ khô ráp, môi lại càng như thế. Da môi không có được cấu trúc chứa các tuyến tạo dầu, vì vậy khi thiếu nước, môi dễ trở nên khô và nứt nẻ.
Uống đủ nước để hỗ trợ trị khô môi (Ảnh: lifter.com.us)
Nếu bạn không cung cấp đủ 2 lít nước mỗi ngày, môi trở nên khô và dễ bong tróc là điều hiển nhiên.
- Thiếu vitamin
Thiếu hụt vitamin B2 khiến môi không những bị lột da thường xuyên mà còn gây ngứa ngáy vùng môi. Do đó, để hạn chế tình trạng đôi môi nứt nẻ, hãy bổ sung vào khẩu phần ăn các thực phẩm giàu vitamin B2.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B2 để dưỡng môi không bị sần sùi
(Ảnh: comem.vn)
Thực phẩm giàu vitamin B2 chẳng hạn như rau có lá màu xanh đậm, táo, nấm, đậu nành, hạnh nhân, cá, trứng, sữa, khoai…
2. Học ngay 4 phương pháp trị khô môi hiệu quả
- Tẩy tế bào chết môi
Mỗi tuần, da môi cần được tẩy tế bào chết ít nhất 1 lần để lớp da mới được thông thoáng. Do đó, tẩy tế bào chết môi giúp môi được mịn màng hơn hẳn. Khi đó, các bạn dùng son môi cũng sẽ lên màu chuẩn và giữ được lâu hơn. Ngoài ra, tẩy tế bào da chết cũng giúp môi dưỡng ẩm lâu hơn, hỗ trợ trị khô môi tối ưu.
Tẩy tế bào chết môi giúp môi mịn màng hơn (Ảnh: irisbeauty.vn)
Da môi cũng là phần da nhạy cảm nên các bạn cần nhẹ nhàng trong việc tẩy tế bào chết để không làm tổn thương môi nhé.
- Mật ong và Vaseline
Mật ong là nguyên liệu tự nhiên có khả năng dưỡng ẩm vượt trội. Bên cạnh đó, vaseline là dạng sáp đa năng có khả năng làm mềm mịn da nói chung và dưỡng môi nói riêng.
Cách thực hiện:
- Thoa một lớp mật ong lên môi.
- Sau đó thoa thêm 1 lớp vaseline lên trên, để trong 10 - 15 phút.
- Cuối cùng, lấy khăn ẩm để lau nhẹ môi.
Thực hiện đều đặn trong khoảng 1 tuần, bạn sẽ thấy kết quả hữu hiệu.
- Dưa chuột
Dùng dưa chuột là một trong những cách trị khô môi hữu hiệu. Trong dưa chuột chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào nên giúp dưỡng môi hồng hào và giảm thâm.
Dưa chuột có thể dùng để cấp ẩm nhanh cho môi (Ảnh: ruralmessenger.com)
Cách thực hiện: Đắp một lát dưa chuột tươi lên môi, massage nhẹ để tinh chất từ dưa chuột ngấm vào môi. Thực hiện trong khoảng 15 phút.
- Dùng son dưỡng môi
Son dưỡng môi là sản phẩm tiện lợi bậc nhất trong liệu trình trị khô môi, bong tróc. Son dưỡng môi thường được đặc chế có chức năng dưỡng ẩm môi vượt trội, Ngoài ra, còn chứa thành phần dưỡng chất dồi dào giúp môi hồng hào. Son dưỡng thường có thêm tính năng bảo vệ môi trước tác động môi trường: bụi bẩn, thời tiết.
Sản phẩm gợi ý: Son dưỡng DHC
Son dưỡng DHC có thành phần giàu dưỡng chất từ tự nhiên. Với sự kết hợp các thành phần: dầu Olive, chiết xuất nha đam, mỡ cừu giúp dưỡng ẩm tuyệt đối. Hơn hết, với vitamin E, chiết xuất nhân sâm còn làm môi căng mọng và chống lão hóa cho da môi
Son dưỡng DHC làm hết thâm môi, cấp ẩm cho môi căng mịn(Ảnh: bloganchoi.com)
Son dưỡng DHC là giải pháp hoàn hảo trị khô môi vừa dưỡng ẩm tuyệt vời. Là sản phẩm dưỡng môi hồng hào, hỗ trợ điều trị thâm môi hiệu quả.
Tình trạng khô môi là vấn đề rất phổ biến, ai cũng sẽ gặp phải. Đôi môi là điểm nhấn nổi bật của gương mặt, nên bên cạnh dưỡng da cũng đừng quên sử dụng son dưỡng môi tại nhà. Các nàng hãy bỏ túi cho mình vài bí kíp dưỡng môi để tự chăm sóc cho đôi môi mình nhé!